PHỤ NỮ MANG THAI BỊ TÁO BÓN, NGUYÊN NHÂN

Thủ phạm gây táo bón.

Có phải bạn đang thắc mắc tại sao mình chăm ăn rau củ nhưng vẫn bị táo bón ?

Thủ phạm chính gây táo bón thai kì là hocmon thai kỳ Progesterone làm giãn và giảm hoạt động của nhu động ruột, khiến cho phân khó di chuyển hoặc di chuyển chậm làm dễ bị táo bón.

Hơn nữa khi thai nhi càng lớn, áp lực lên khung xương chậu càng nặng nề và gây sung huyết khiến táo bón gia tăng. Đồng thời các mẹ bầu uống bổ xung sắt nên dễ bị nóng trong, hoặc các loại sữa bầu có hàm lượng chất béo cao cũng dễ dẫn đến táo bón.

Với những mẹ bầu đã có tiền sử bị táo bón, chứng bệnh này sẽ còn nặng hơn khi mang thai. Nếu bị ốm nghén và không thể ăn uống bình thường hay đang mắc các bệnh đường ruột thì chứng táo bón và tiêu chảy sẽ luân phiên nhau xuất hiện và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Phụ nữ mang thai bị táo bón, Táo bón thai kì là vấn đề đáng lo ngại, bởi khi bị chứng táo bón các mẹ sẽ thấy nặng nề, khó chịu hơn và tình trạng đầy bụng chướng hơi khiến các mẹ ăn uống không ngon miệng. Táo bón kéo dài có thể làm cho thai nhi thiếu chất, suy dinh dưỡng thai kỳ và làm tăng nguy cơ tăng bệnh trĩ, sa trực tràng, viêm đại tràng…

Táo bón không được chữa trị dứt điểm sẽ chuyển biến thành mãn tính và gây ra nhiều hậu quả xấu. Phân và các chất cặn bã, chất độc do vi sinh vật đường ruột bài tiết ra, không được tống ra theo phân mà đọng lại ở đại tràng, trực tràng. Tại đây cơ thể hấp thu nước có chứa chất cặn bã gây độc hại, do vậy người bệnh lúc nào cũng thấy mệt mỏi, lười ăn, chán ăn, thậm chí bỏ bữa.

Các mẹ bầu có thể áp dụng các giải pháp thông thường điều trị táo bón là điều chỉnh chế độ ăn uống, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, các loại rau rủ quả, không ăn thức ăn gây nóng, uống nhiều nước và kết hợp chế độ luyện tập phù hợp cho sức khỏe bà bầu, giúp cải thiện đáng kể tình trạng táo bón. Tuy nhiên các mẹ bầu vẫn phải tăng cường bổ sung các chất thiết yếu như đạm, tinh bột, chất béo để đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi nên dễ bị táo bón tái phát